Link copied to clipboard!
2025-04-01T14:56:52Z

Buổi tối, bật đèn với mức ánh sáng vùa đủ.
Buổi tối với mức ánh sáng rất thấp từ nguồn sáng ở phía xa.
Buổi đêm, không có ánh sáng và camera thu hình hồng ngoại từ đèn hồng ngoại do camera phát ra.
Nhìn chung, mình đánh giá chất lượng hình ảnh của camera này đủ tốt, rõ nét trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, để quan sát cơ bản trong gia đình mình thấy đủ dùng, góc nhìn của cam cũng rất rộng nên có thể bao phủ toàn bộ phòng mà hình ảnh cũng không bị méo nhiều.
Những tính năng hữu ích
Nhìn chung, mọi thao tác sử dụng đều được thực hiện qua app Tapo, đơn giản và trực quan. Chủ yếu chỉ có kết nối với Camera để nhập thông tin Wifi là xong.
Sau đó các bạn có thể cài đặt thêm một vài chức năng như:
Tùy chỉnh các tính năng nhận diện thông minh: người, đồ vật, tiếng khóc trẻ em…. Cài đặt nhận diện theo từng vùng, từng loại, hoặc nhận diện toàn cảnh.
Auto Tracking: tự động dõi theo thứ đang được nhận diện
Dùng Pan và Tilt để chỉnh góc nhìn phù hợp và Patrol mode dùng khả năng quay quét để tuần tra
Điều chỉnh chất lượng hình ảnh, frame rate, xoay ngược hình ảnh nếu gắn trần.
Privacy Zone: tạo khu vực bôi đen trong khung hình. Và cài đặt những hiển thị trong khung hình như tag nhận diện hoặc các thông tin ngày giờ.
Privacy Mode: tạm thời tắt tính năng ghi hình và thu âm.
Cài đặt cảnh báo: ví dụ hú còi cảnh báo nếu camera bị cố tình che khuất, và còi hú của Tapo C220 mình thấy rất lớn nha, các bạn có thể điều chỉnh âm lượng cho phù hợp.
Nhìn chung, các tính năng này mình dùng đều thấy rất tốt đối với một chiếc camera gia đình có mức giá dễ tiếp cận.
Khả năng nhận diện hình ảnh của camera rất tốt và chính xác, phân biệt được người, thú cưng, phương tiện. Nhận diện camera bị che cũng hoạt động chuẩn và chính xác.
Khả năng nhận diện âm thanh mình thấy ở mức khá ổn, ví dụ như khi rửa bát mà vô tình mạnh tay, camera sẽ báo nhận diện tiếng thủy tinh vỡ, hoặc nếu trẻ em khóc thì sẽ cần chỉnh độ nhạy lên cao và âm lượng mic ở mức cao hơn.
Qua một thời gian sử dụng, mình đánh giá khả năng nhận diện của camera Tapo là rất tốt với một chiếc camera ở mức giá chỉ chưa tới 500,000 VND.
Nên dùng thẻ nhớ tốt
Mình cũng đã test một chiếc thẻ nhớ không tốt với Tapo C220. Khi dùng app Tapo để truy cập camera sẽ có những lúc ứng dụng bị giật lag, không hiển thị hình ảnh, thậm chí có lúc bị khởi động lại camera. Sau khi loại trừ các vấn đề và tìm nguyên nhân, mình đã xác định được là do thẻ nhớ. Khi chuyển qua thẻ nhớ tốt mình hoàn toàn không gặp những vấn đề như vậy.
Vì vậy, nếu đang dùng camera wifi nói chung hay dòng Tapo của TP-Link nói riêng mà thấy hiện tượng bị giật lag khi sử dụng, nguyên nhân có thể đến từ cả thẻ nhớ (chứ không phải do mỗi internet hay wifi).
Với cài đặt độ phân giải cao nhất, tốc độ khung hình 25fps (vì tần số điện lưới ở VN là 50Hz), dung lượng mà camera cần sẽ là khoảng 10-12GB cho 1 ngày. Dựa vào nhu cầu lưu trữ, các bạn có thể chọn mức dung lượng cần thiết, ví dụ như bạn cần lưu 5 ngày, có thể chọn thẻ 64GB, nhưng nếu cần lưu 10 ngày, nên chọn thẻ nhớ 128GB.
Nếu dùng thẻ nhớ để lưu trữ, hãy dùng thẻ nhớ tốt. Các bạn có thể tham khảo thêm tại website của TP-Link về những thẻ nhớ được hỗ trợ , lưu ý là dòng thẻ nhớ Samsung EVO không tương thích với camera của TP-Link, và nên dùng microSDXC nếu các bạn dùng thẻ 64GB trở lên.Mình cũng đã test một chiếc thẻ nhớ không tốt với Tapo C220. Khi dùng app Tapo để truy cập camera sẽ có những lúc ứng dụng bị giật lag, không hiển thị hình ảnh, thậm chí có lúc bị khởi động lại camera. Sau khi loại trừ các vấn đề và tìm nguyên nhân, mình đã xác định được là do thẻ nhớ. Khi chuyển qua thẻ nhớ tốt mình hoàn toàn không gặp những vấn đề như vậy.Vì vậy, nếu đang dùng camera wifi nói chung hay dòng Tapo của TP-Link nói riêng mà thấy hiện tượng bị giật lag khi sử dụng, nguyên nhân có thể đến từ cả thẻ nhớ (chứ không phải do mỗi internet hay wifi).Với cài đặt độ phân giải cao nhất, tốc độ khung hình 25fps (vì tần số điện lưới ở VN là 50Hz), dung lượng mà camera cần sẽ là khoảng 10-12GB cho 1 ngày. Dựa vào nhu cầu lưu trữ, các bạn có thể chọn mức dung lượng cần thiết, ví dụ như bạn cần lưu 5 ngày, có thể chọn thẻ 64GB, nhưng nếu cần lưu 10 ngày, nên chọn thẻ nhớ 128GB.
Camera Wifi nên cần có Wifi tốt
Tapo C220 là camera Wifi, vì thế hãy đảm bảo kết nối của camera với router wifi tốt, như vậy chất lượng khi các bạn xem lại video hoặc live view cũng sẽ tốt. Băng thông mà một chiếc camera C220 cần để truyền tải hình ảnh chỉ khoảng 2-2.5 Mbps (= 250 – 313 KB/s), cũng chỉ chiếm rất ít băng thông Wifi chuẩn N 2.4Ghz (72Mbps) mà thiết bị hỗ trợ.
Vì C220 không có hỗ trợ Wifi roaming, nên nếu dùng trong một hệ thống Wifi Mesh hoặc Roaming AP, bạn hãy chỉ định kết nối của camera đến Router/AP gần nhất hoặc mạnh nhất. (việc này thường thực hiện ở trong cấu hình của hệ thống Wifi/AP chứ không phải trong camera).
Việc chỉ định kết nối cố định này sẽ giúp tránh trường hợp camera vô tình bắt Wifi từ Router/AP ở xa, khiến ảnh hưởng đến tốc độ mạng.
Nếu bạn muốn dùng dây cáp mạng ethernet cho camera, hãy chọn sang mã Tapo C222, mã này có cấu hình và chức năng tương tự C220 nhưng có thêm cổng mạng ethernet.
Khi đã có kết nối ổn định, kể cả khi mình không sử dụng thẻ nhớ mà lưu video vào NAS thông qua wifi và mạng nội bộ, đường truyền video vẫn rất ổn định, xem liveview thông qua NAS vẫn rất mượt mà ngon lành.
Sử dụng nâng cao
Như phần đầu bài viết mình đã chia sẻ, mình mua camera Tapo C220 về là để tích hợp vào hệ thống Surveillance Station của NAS Synology mà mình đang sử dụng. Và mình thấy rất hài lòng khi Tapo C220 hỗ trợ tốt việc này.
Mình tích hợp vào hệ thống Surveillance Stantion (một dạng NVR – Network Video Recorder) vì vài lý do sau:
Lưu video lên NAS, không cần dùng đến thẻ nhớ nữa (hoặc vẫn có thể lưu ở cả 2 nơi), không cần dùng đến cloud. Khi lưu lên NAS sẽ không gặp giới hạn bộ nhớ (512GB) như thẻ nhớ, cũng ít lo về việc thẻ hỏng đột xuất.
Có thể live view trên nhiều thiết bị mà Surveillance hỗ trợ, như điện thoại, máy tính, giao diện web. Vẫn có đầy đủ các tính năng Pan, Tilt, Patrol. Các tín hiệu nhận diện cũng được gửi đến hệ thống Surveillance. Chỉ có đàm thoại 2 chiều là không được hỗ trợ.
Khi xem trên hệ thống Surveillance mà mình setup trên NAS tại nhà, kết nối sẽ là mạng nội bộ hoặc mạng trong nước, không cần vòng qua server nước ngoài, nên tốc độ và độ ổn định khi xem liveview hoặc xem lại recode sẽ cao hơn. (App Tapo khi xem tại nhà cũng dùng mạng nội bộ nhưng khi ra ngoài sẽ phải dùng server của TP-Link để xem)
Các bạn nếu không dùng NAS mà đang dùng đầu ghi NVR có hỗ trợ ONVIF hay RTSP cũng đều có thể sử dụng được với camera Tapo. Hay kể cả các bạn cài một số ứng dụng NVR/ONVIF lên PC/Laptop cũng có thể dễ dàng kết nối và sử dụng với Tapo C220.
Để làm được việc này, các bạn sẽ cần bật Camera Account lên trong cài đặt của Tapo. Nên sử dụng IP tĩnh cho camera, rồi dùng IP + Account để thiết lập trong các hệ thống NVR.
Mình cũng từng thử dùng một chiếc Raspberry Pi 3 cài đặt phần mềm NVR (như Shinobi) rồi add camera Tapo vào để sử dụng và lưu trữ video ra ổ cứng ngoài, hoạt động cũng khá ổn định.
Nói chung, vì Tapo C220 hỗ trợ ONVIF/RTSP nên khả năng tương thích cao, có thể tích hợp vào nhiều hệ thống khác mà không gặp giới hạn hay bó buộc gì lớn, đây là điểm mình rất thích và cũng là lý do khiến mình mua camera Tapo thay vì các mẫu camera khác.
Tổng kết
Link copied to clipboard!