Loading Articles!

Những lưu ý cho việc cải thiện chất lượng không khí trong căn nhà

2025-04-29T04:49:58Z


Bụi mịn, vi khuẩn, khí độc từ đồ nội thất và thiết bị điện tử là những tác nhân “vô hình” gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình mà ít người để ý. Vậy làm thế nào để nhận diện và cải thiện chất lượng không khí trong nhà một cách hiệu quả? Không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, lượng khí thải từ phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều, chất lượng không khí ngày càng xuống cấp, đặc biệt tại các đô thị lớn. Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, sáng 22/3/2025, chỉ số AQI tại Hà Nội đạt mức 215 – ngưỡng "rất không tốt", đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. TP.HCM cùng thời điểm cũng đứng thứ 6, với chất lượng không khí "không lành mạnh". Thực trạng này kéo theo sự gia tăng các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, đột quỵ, tim mạch và thậm chí ung thư phổi. Không gian sống kín có thực sự an toàn? Dù bạn đang đi làm, đi học hay chỉ ở nhà, rất có thể mỗi nhịp thở hàng ngày đều đang đưa vào cơ thể hàng ngàn hạt bụi mịn, vi khuẩn và khí độc mà mắt thường không nhìn thấy. Không khí ô nhiễm không còn là thứ “chỉ có ngoài đường” – mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong nhà qua cửa sổ, hệ thống thông gió, thậm chí là từ quần áo sau mỗi lần ra ngoài. Thực tế tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM, chất lượng không khí nhiều thời điểm xuống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là vào giai đoạn giao mùa. Những tác nhân tưởng như vô hình này lại có thể góp phần gây ra nhiều vấn đề hô hấp, nhất là với người già, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm.

Profile Image George Bennett

Source of the news:   Tinhte.vn

BANNER

    This is a advertising space.

BANNER

This is a advertising space.